Những tác hại của phủ răng sứ Nano! đừng ham rẻ mà hỏng hết răng

Cảnh báo: Những tác hại của phủ răng sứ Nano!

Hiện nay, có nhiều cơ sở nha khoa, Spa, thẩm mỹ viện… quảng cáo về dịch vụ phủ sứ Nano với những ưu điểm vượt trội như: không phải mài răng, ăn nhai thoải mái, màu sắc tự nhiên, cực kỳ an toàn,… Tuy nhiên, với quy trình đơn giản, chi phí thẩm và thời gian thực hiện nhanh chóng thì những vấn đề trên có được đảm bảo. Cùng tìm hiểu bài viết hôm nay để “bóc trần” sự thật về công nghệ phủ sứ Nano này nhé! Để thấy tác hại của phủ răng sứ Nano.

tac hai cua phu su nano

Bản chất thật sự của phủ răng sứ Nano là gì?

Đánh vào tâm lý chung của rất nhiều người muốn làm đẹp nhanh chóng với chi phí rẻ, rất nhiều phòng khám, spa hay thẩm mỹ viện kém chất lượng đã rầm rộ quảng cáo: “Phủ sứ Nano công nghệ mới nhiều ưu điểm vượt trội nhưng phí cực thấp” đã thu hút đông đảo người dùng. Chính vì nhiều người không tìm hiểu kĩ về công nghệ này hoặc đã lầm tưởng đến phương pháp dán sứ hiện nay nên đã cứ vô tư áp dụng.

Vậy phủ răng sứ Nano là gì? Thực chất, phủ răng sứ Nano không phải là công nghệ gì mới cả. Đơn giản đó chỉ là một kĩ thuật trám răng đã có ở Việt Nam từ rất lâu bằng cách sử dụng chất liệu Composite dùng để trám vào các lỗ răng sâu, răng bị mẻ vỡ,… nhưng đã được nhiều nha khoa hay thẩm mỹ viện ca ngợi như một phương pháp làm đẹp mới cho răng với chi phí cực thấp nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bệnh nhân.

Phủ răng sứ Nano sử dụng chất liệu có màu sắc răng giống với răng thật, dễ phục hình nên nhiều cơ sở nha khoa, Spa, thẩm mỹ viện đã quảng cáo mạnh những ưu điểm hấp dẫn nhưng sai sự thật.

phu su nano

7 tác hại của phủ răng sứ Nano cần biết trước khi thực hiện

– Răng bong tróc sau một thời gian. …
– Chất liệu phủ sứ bị ngả màu. …
– Hôi miệng. …
– Gây viêm nướu răng (viêm lợi) …
– Gây khó khăn khi ăn nhai. …
– Dễ gây sâu răng. …
– Gây tốn tài chính do phải phục hình răng nhiều lần.

Quy trình phủ răng sứ Nano giá rẻ

Quy trình phủ sứ Nano vô cùng đơn giản chỉ cần 1 – 3 lần hẹn là bạn đã có hàm răng trắng bóng.

Bước 1: Vệ sinh, đánh nhám răng
Bước 2: Phủ sứ bằng Composite
Bước 3: Chiếu đèn làm chắc sứ và keo dán

Phân biệt giữa phủ răng sứ Nano và dán sứ Veneer?

Thông qua những lời quảng cáo, nhiều khách hàng cho rằng phủ Nano và dán sứ Veneer có đặc điểm giống nhau. Tuy nhiên, nhận định này hoàn toàn sai lầm. Giữa 2 phương pháp này có nhiều sự khác biệt rõ rệt. Bạn có thể dựa vào những tiêu chí sau đây để so sánh.

phu su

Với lời chào gọi hấp dẫn tại nhiều cơ sở nha khoa, Spa, thẩm mỹ viện kém chất lượng, khách hàng chỉ cần bỏ ra từ 6 – 10 triệu là bạn đã có thể phủ cả 2 hàm răng bằng Composite. Một mức giá rất mềm so với bọc răng toàn sứ chất lượng là khoảng 3 triệu/răng tại một nha khoa uy tín. Cho nên, nếu thấy những lời quảng cáo làm răng sứ giá rẻ thì bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ để tránh tình trạng làm phải răng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ




    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ MESSENGER
    Địa chỉ