Niềng răng có đau không? Tìm hiểu quy trình niềng răng

Niềng răng có đau không? Tìm hiểu quy trình niềng răng, Với mong muốn sở hữu nụ cười tự tin cùng hàm răng trắng đều, bạn quyết định thực hiện phương pháp niềng răng. Trước khi tìm đến nha sĩ, hãy tham khảo bài viết sau của Nha khoa quốc tế Hali để trang bị cho mình những thông tin cơ bản về phương pháp này.

Một chiếc niềng răng thường cấu tạo bởi những bộ phận sau:

  • Mắc cài là những ô vuông nhỏ, làm bằng thép không rỉ hoặc nhựa cứng. Chúng được gắn trực tiếp lên mặt trước của răng với vai trò giữ dây cung di chuyển răng.
  • Band chỉnh nha có chất liệu tương tự mắc cài, chịu trách nhiệm hỗ trợ răng dịch chuyển tới vị trí mới đã được xác định.
  • Dụng cụ tạo khoảng dùng để tạo khoảng trống nhỏ giữa các răng trước khi đặt band chỉnh nha. Thông thường, người niềng răng sẽ phải đeo khí cụ này khoảng bảy ngày trước khi chính thức tiến hành quy trình niềng răng.
  • Dây cung đóng vai trò tạo lực để làm răng di chuyển theo định hướng sẵn của mắc cài. Tương tự mắc cài hay band chỉnh nha, dây cung cũng được làm từ kim loại không rỉ, đồng thời có màu sắc tiệp với màu răng.
  • Ống buccal được đặt trên band chỉnh nha ở chiếc răng cuối cùng, với mục đích cố định đầu dây cung.
  • Ties là những vòng cao su nhỏ hoặc dây mảnh giúp buộc dây vòm vào giá đỡ.
  • Springs đảm nhiệm vai trò điều chỉnh khoảng cách giữa các răng.
  • Dây thun gắn vào móc trên giá đỡ có nhiệm vụ liên kết hàm trên và dưới.
  • Hàm duy trì sẽ thay thế cho mắc cài sau khi quy trình niềng răng kết thúc hoàn hảo. Mục đích sử dụng hàm duy trì là đảm bảo sự ổn định của răng, đồng thời ngăn chặn tình trạng răng dịch chuyển về vị trí trước khi niềng.

Các bước niềng răng chuẩn y khoa

Sau khi nha sĩ gắn mắc cài lên răng bạn, dây cung (làm bằng lò xo hoặc dây cao su) sẽ tạo ra một áp lực lên giá đỡ và răng, kéo răng di chuyển theo một hướng cụ thể. Đồng thời, xương hàm thay đổi và phát triển để hỗ trợ vị trí mới của răng.

Răng di chuyển khoảng 1 milimet mỗi tháng. Tùy thuộc vào vị trí cần cố định răng, bác sĩ sẽ xác định thời gian bạn cần cho một ca niềng răng. Trung bình là từ 6 tháng đến 3 năm.

Niềng răng có đau không

Một quy trình niềng răng thường có sáu bước chính gồm:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng
Đầu tiên, nha sĩ sẽ hẹn bạn đến để kiểm tra tình trạng răng miệng, bao gồm việc khám răng xem có chiếc răng nào bị sâu, mẻ, vùng nướu có viêm hay sưng không… Song song đó, họ cũng sẽ hỏi bạn về lịch sử nha khoa, xem bạn đã từng bọc sứ, trồng răng implant… hay thực hiện bất kỳ thủ thuật nào trên răng hay không.

Sau khi hỏi và kiểm tra kỹ càng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về loại niềng răng phù hợp, cũng như đưa ra chi phí và thời gian cần thiết cho một ca niềng.

Bước 2: Chuẩn bị
Chụp phim răng: Nha sĩ thường sử dụng máy chụp 3 chiều để cho ra hình ảnh rõ nét nhất về răng của bạn. Đây là cơ sở để họ gắn mắc cài, dây cung, miếng đệm… một cách chuẩn xác.
Lấy dấu răng: Bước này không gây đau nên bạn không cần quá lo lắng. Nha sĩ sẽ lấy dấu răng để theo dõi, đối chiếu trong quá trình niềng.
Đặt dụng cụ tạo khoảng: Những dụng cụ tạo khoảng (thường làm bằng thun) được đặt vào giữa các răng, lấy chỗ cho các dải chỉnh nha trong tương lai. Tuy nhiên, không phải giữa tất cả các răng đều đặt dụng cụ tạo khoảng. Có trường hợp đặt cả hai hàm, có trường hợp đặt một trong hai, cũng có khi không cần đặt ở hàm nào vì răng ngắn quá.
Nhổ răng (đối với những chiếc răng sâu): Nếu nhổ nhiều hơn 1 cái thì nha sĩ sẽ hẹn bạn vài ngày sau quay lại nhổ tiếp.

Bước 3: Gắn mắc cài
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của một dịch vụ niềng răng, cũng là lúc bạn thực sự cảm nhận được đau đớn. Thun nha khoa, mắc cài, và dây cung chỉnh nha được gắn vào răng, khiến bạn cảm thấy hơi khó chịu trong thời gian đầu. Cơn đau sẽ âm ỉ trong vòng 2 tuần, và 99% là bạn phải làm bạn với cháo.

Bước 4: Kiểm tra
Bước thứ tư cũng được gọi là giai đoạn tích cực của điều trị chỉnh nha. Thông thường sau mỗi 4 tuần, nha sĩ sẽ hẹn bạn tới phòng khám để thay dây cung, di chuyển răng vào vị trí lý tưởng. Nếu có vấn đề phát sinh, bạn sẽ phải bắt thêm vít, mài răng… Niềng răng mất bao lâu phụ thuộc nhiều vào giai đoạn này.

Sau mỗi lần kiểm tra, bạn lại bị cơn đau hành hạ trong khoảng 3-5 ngày, sau đó sẽ đỡ dần.

Bước 5: Tháo niềng
Một khi nha sĩ (và cả bạn) đã cảm thấy ưng ý với hàm răng mới, niềng răng sẽ được tháo ra. Khoảng thời gian giữa bước 3 và bước 5 không giống nhau ở mỗi người, trung bình là từ 12-24 tháng.

Bước 6: Giai đoạn duy trì
Để giữ kết quả sau khi niềng răng, bạn cần đeo hàm duy trì để giữ cho răng không dịch chuyển về vị trí cũ. Hàm duy trì thường có 2 dạng: cố định và tháo lắp. Nếu bạn không có thói quen đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của nha sĩ, răng sẽ mau chóng bị xô lệch, tái phát như vị trí ban đầu. Quá trình đeo hàm duy trì có thể mất từ 9 đến 12 tháng.

Niềng răng có đau không? các giai đoạn của niềng răng

Niềng răng có đau hay không còn tùy thuộc vào từng giai đoạn niềng răng cũng như sức chịu đau của mỗi người.

  • Giai đoạn gắn thun tách kẽ răng
    Vào giai đoạn này, nha sĩ sẽ gắn dây thun vào giữa các kẽ răng để tạo khoảng hở cho răng di chuyển khi niềng. Điều này gây ra cảm giác ê và cộm khi ăn uống, thức ăn có thể dính lại ở kẽ răng. Cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày.
  • Giai đoạn nhổ răng
    Không phải ai cũng sẽ nhổ răng khi niềng. Nhưng với những trường hợp có nhổ răng, bạn sẽ được tiêm thuốc tê và cảm thấy chút ê ẩm sau khi nhổ, tình trạng này sẽ hết sau 1-2 ngày.
  • Giai đoạn gắn dây cung, mắc cài
    Đây là giai đoạn khiến nhiều người khó chịu nhất khi niềng răng. Dây cung và mắc cài sẽ bắt đầu dùng lực để di chuyển răng và gây ra tình trạng đau nhức, ê âm ỉ. Bạn sẽ cảm thấy cộm, vướng víu khi ăn hay giao tiếp… nếu có khả năng thích nghi tốt, sau vài tuần, bạn sẽ dần quen với cảm giác này.
  • Giai đoạn siết răng định kỳ
    Sau khi gắn dây cung, mắc cài, mỗi tháng bạn sẽ tái khám với nha sĩ để theo dõi tình trạng niềng và điều chỉnh lực kéo của dây cung. Sau mỗi lần tái khám, bạn sẽ thấy răng hơi ê ẩm nhưng cảm giác này sẽ mau chóng biến mất. Nếu đau trong thời gian quá lâu, bạn hãy báo ngay với nha sĩ vì có thể lực kéo quá mạnh.

Trong sinh hoạt, khí cụ mắc cài có thể làm trầy xước môi hoặc má, nha sĩ có thể kê thuốc giảm đau hoặc thoa sáp lên những vị trí mắc cài gây tổn thương nướu để khắc phục điều này.

Cách giảm đau sau khi niềng răng

Chườm đá: Đặt túi chườm đá vào nơi bị đau sau khi niềng hay cho mỗi lần siết răng sẽ làm dịu các cơn đau, ê buốt đáng kể.
Ăn thức ăn mềm, dễ nhai: Niềng răng có đau không? Tất nhiên răng sẽ cảm thấy ê ẩm khi niềng, điều này khiến bạn không thoải mái khi ăn các món cứng, giòn do phải dùng lực cắn nhiều. Vì vậy, thức ăn mềm, xốp sẽ hạn chế việc nhai và giúp bạn đỡ đau nhức hơn.

1. Vệ sinh răng miệng
Vấn đề vệ sinh răng miệng khi niềng răng đóng vai trò tối quan trọng quá trình niềng răng. Nếu bạn lười, không chải răng kỹ hoặc dùng chỉ nha khoa đúng cách sau khi ăn, răng bạn rất dễ rơi vào tình trạng sâu, ố vàng (dù rất đều và đẹp sau khi tháo niềng).

Một số dụng cụ vệ sinh răng miệng bạn cần sắm là nước súc miệng (hoặc nước muối sinh lý), bàn chải mềm, bàn chải cây thông, chỉ nha khoa, kem đánh răng… Lưu ý cần dùng chỉ nha khoa và chải răng sau khi ăn, còn sáng ngủ dậy thì súc miệng.

2. Dinh dưỡng khi niềng răng
Trong giai đoạn “chịu đau để làm đẹp”, rất tiếc là bạn phải nói lời tạm biệt với các món ăn cứng. Các loại thức ăn mềm và dễ nhai như cháo, ngũ cốc, sinh tố, trứng, sữa… là lựa chọn hợp lý. Nên cắt nhỏ thức ăn bản to cũng như trái cây trước khi ăn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ MESSENGER
    Địa chỉ