Cầu răng sứ là gì? Làm cầu răng sứ có tốt không?

Cầu răng sứ là gì? Làm cầu răng sứ có tốt không? Quy trình làm cầu răng sứ chuẩn y khoa. Không giống như các răng giả tháo lắp có thể tháo ra và đeo vào hằng ngày, cầu răng là răng giả cố định với các răng được gắn chặt vào răng tự nhiên. Trong phương pháp làm cầu răng, các răng neo được gọi là trụ. Răng được thay thế – được gọi là một nhịp cầu – được gắn liền với một mão răng trên mỗi trụ.

Cầu răng sứ là một trong những phương pháp phục hình răng mất phổ biến hiện nay. Liên quan đến kỹ thuật này có nhiều thắc mắc như cầu răng sứ có tốt không, giá bao nhiêu và lưu ý gì khi thực hiện? Cùng Hali Dental giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ (hay còn gọi trồng răng sứ bắc cầu) là phương pháp phục hình một hay nhiều răng mất bằng cách dùng các răng kế cận làm trụ nâng đỡ. Theo đó, cầu răng sứ được gắn chặt bằng cement và khách hàng không thể tự ý tháo ra được.

Vật liệu để làm cầu răng sứ có 2 loại chính:

  • Cầu răng toàn sứ: được làm từ 100% vật liệu sứ, chịu lực ăn nhai tốt, tính thẩm mỹ cao.
  • Cầu răng sứ kim loại: khung sườn bên trong được làm từ kim loại (phổ biến là Titan) và lớp sứ phủ bên ngoài, chịu lực nhai tốt nhưng dễ bị đen viền nướu.

Bác sĩ nha khoa có thể giúp bạn đưa ra quyết định chọn vật liệu cầu răng nào để phù hợp với vị trí răng mất, chức năng, tính thẩm mỹ và giá cả.

Ưu điểm của phương pháp cầu răng sứ

Phục hồi chức năng ăn nhai
Cầu răng sứ có độ cứng, chắc, mang đến khả năng ăn nhai tốt hơn so với hàm giả tháo lắp.

Tính thẩm mỹ cao
Răng sứ bắc cầu có màu sắc tự nhiên giống răng thật, đặc biệt với răng toàn sứ có tính thẩm mỹ rất cao..

Thời gian điều trị nhanh
Thông thường chỉ khoảng 5 – 7 ngày là hoàn tất quy trình gắn cầu răng sứ.

An toàn cho cơ thể
Đối với răng toàn sứ hoặc răng sứ Titan có tính tương thích sinh học cao, không gây hại hoặc kích ứng đối với các tổ chức trong khoang miệng.

Chi phí tương đối thấp
Nhìn chung giá cầu răng sứ thấp hơn nhiều so với trồng răng Implant. Chi phí này chủ yếu phụ thuộc vào vật liệu sứ được chọn để làm cầu răng.

Lưu ý thêm, bạn cần cẩn trọng với các dịch vụ làm cầu răng sứ giá rẻ trên thị trường để tránh trường hợp “tiền mất tật mang”.

Hạn chế của phương pháp cầu răng sứ

Mức độ xâm lấn cao
Để thực hiện hiện phương pháp này, bác sĩ buộc phải mài hai răng kế cận răng bị mất để làm trụ răng. Theo thời gian, các răng trụ này sẽ bị suy yếu, không thể nâng đỡ cầu răng sứ nữa. Lúc đó, Bác sĩ buộc phải mài các răng khỏe mạnh tiếp theo để làm cầu răng mới. Như vậy, từ mất 1 răng ban đầu sẽ dẫn đến việc mất nhiều răng hơn.

Cầu răng sứ không ngăn chặn tiêu xương hàm
Cầu răng sứ chỉ thay thế cho thân răng mà không can thiệp đến xương hàm. Do đó sau một thời gian, vị trí mất răng sẽ bị tiêu xương, dẫn đến hàng loạt hậu quả như: tụt nướu, lộ chân răng trụ vừa gây mất thẩm mỹ, vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng trụ.

Có thể thấy, cầu răng sứ vẫn là một trong những phương pháp tốt để phục hình một hoặc vài răng mất, giúp khách hàng khôi phục chức năng ăn nhai, đảm bảo thẩm mỹ cao, vượt trội hơn so với hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên nó không thể bảo tồn tối đa các răng thật và không ngăn chặn tiêu xương hàm trong thời gian dài, nên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.

Cầu răng sứ là gì? Khi nào nên làm cầu răng sứ?

Các trường hợp NÊN trồng cầu răng sứ:

Người không muốn mang hàm giả tháo lắp.
Hoặc người không đủ điều kiện để trồng răng Implant.

Đối tượng KHÔNG NÊN làm cầu răng sứ:

Đối với trường hợp mất răng 7, nếu không có răng số 8 hoặc răng số 8 lệch, hay chân răng số 8 yếu thì không thể làm cầu răng được.
Những người già có răng quá yếu thường không đủ điều kiện để làm cầu răng sứ.

Quy trình làm cầu răng sứ diễn ra như thế nào?

Quy trình làm cầu răng sứ diễn ra như thế nào?

Sau khi bạn quyết định chọn dịch vụ cầu răng sứ để thay thế cho những răng bị mất, phòng khám nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra răng, cụ thể là những chiếc răng xung quanh vùng thiếu răng.

Quá trình trồng răng cầu sứ được thực hiện trong 02 lần hẹn (khoảng 3-5 ngày làm việc):

  • Bước 1: Thực hiện tư vấn, chụp phim, khám với bác sĩ.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ mài cùi, lấy dấu khớp cắn và gắn răng tạm.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ thử sườn và so màu răng.
  • Bước 4: Thử răng. Nếu phù hợp về thẩm mỹ và chức năng, có thể gắn cố định.

Quá trình này kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể cũng như loại cầu răng mà bạn muốn thực hiện. Nha sĩ có thể gắn cầu răng sứ vào vị trí tạm thời trong một vài tuần để theo dõi trước khi cố định chúng vĩnh viễn. Để có một cầu răng sứ phù hợp, tự nhiên với tuổi thọ lâu dài, bạn nên chọn những nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ nha sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm trong phục hình răng.

Cầu răng sứ là gì? Làm cầu răng sứ có đau không?

Một trong những lý do giúp phương pháp này được lựa chọn nhiều hơn trồng răng implant là không gây đau cho bệnh nhân.

Trong suốt quá trình làm răng, bạn sẽ được chích thuốc tê ở vùng răng điều trị. Hơn nữa, chỉ một phần nhỏ men răng phía ngoài cần được mài để làm trụ nên sẽ không khiến bạn quá đau đớn.Cảm giác khó chịu duy nhất mà bạn sẽ trải qua là một chút ê buốt và đau nhẹ, đây là một hiện tượng bình thường khi hết thuốc tê. Nếu bạn không chịu đau tốt, bác sĩ sẽ kê một đơn thuốc giảm đau và hướng dẫn bạn giảm đau tại nhà.

Quy trình làm cầu răng sứ có đau hay không phụ thuộc nhiều vào tay nghề bác sĩ cũng như cơ sở vật chất của phòng khám. Đến Nha khoa quốc tế Hali, chúng tôi đảm bảo sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm làm cầu răng sứ không đau an toàn và hiệu quả nhất.

Liệu bạn có gặp khó khăn trong ăn uống sau khi lắp cầu răng sứ?

Đương nhiên việc thay thế những răng đã mất bằng cầu răng sứ sẽ giúp bạn có thể ăn uống dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước khi bạn quen với cầu răng mới lắp, hãy ăn những thức ăn mềm và đã được cắt thành từng miếng nhỏ trước.

Tuổi thọ của cầu răng sứ là bao lâu?

Cầu răng sứ dù làm bằng chất liệu nào cũng không thể tồn tại quá lâu. Tuổi thọ của phương pháp này trung bình có thể kéo dài từ 5-10 năm. Tùy vào vị trí mất răng và tay nghề bác sĩ cũng như cách chăm sóc răng miệng mà con số này sẽ thay đổi ít nhiều.

Do đó, tuy có nhiều lợi ích nhưng cầu răng chỉ là một giải pháp phục hồi răng tạm thời. Nếu bạn muốn tìm kiếm một phương pháp đảm bảo độ bền vĩnh viễn, hãy tham khảo dịch vụ cấy ghép implant.

Cách chăm sóc cầu răng sứ

Do phương pháp này phụ thuộc nhiều vào những răng còn lại nên bạn nhất định phải giữ cho răng luôn khỏe mạnh cho dù bạn có tiến hành làm cầu răng sứ loại truyền thống hay không. Các răng và nướu xung quanh khỏe mạnh sẽ là một nền tảng tốt cho cầu răng giữ được sự ổn định.

Một số cách đơn giản để giữ răng luôn khỏe mạnh:

Đánh răng 2 lần/ ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để lấy sạch thức ăn bám vào kẽ răng.
Sử dụng nước súc miệng hàng ngày để phòng ngừa sâu răng và các bệnh về nướu.
Giữ một chế độ ăn uống hợp lý và tốt cho sức khỏe. Tránh ăn nhiều đồ ngọt do có thể gây sâu răng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ MESSENGER
    Địa chỉ