Mài răng bọc sứ có đau không? Có gây ảnh hưởng gì không?

Mài răng khi bọc răng sứ luôn là nỗi lo của rất nhiều người khi quyết định lựa chọn phương pháp này. Có người cho rằng việc mài một phần răng để bọc răng sứ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng trái lại, vẫn có nhiều người lựa chọn phương pháp này để nâng cấp nụ cười của mình cho đẹp hơn. Vậy thực hư như thế nào? Mài răng sứ có đau không? Có gây ảnh hưởng gì không? Bạn cùng HaLi Dental tìm hiểu nhé!

Mài răng khi bọc răng sứ có đau không?

Nhiều người thường e ngại rằng việc Mài răng bọc sứ có đau không?, sẽ gây đau nhức và ê buốt. Thế nhưng, trên thực tế, trước khi mài răng và trong toàn bộ quá trình bọc răng sứ, bạn sẽ được bác sĩ gây tê cục bộ, giúp cho bạn không cảm thấy đau nhức và giữ được tâm lý thoải mái nhất, từ đó quá trình bọc răng sứ sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng

Sau khi việc mài răng và lắp hoàn thiện mão sứ kết thúc, tùy từng tình trạng và các yếu tố xung quanh mà bạn có thể cảm thấy đau hay không. Và mỗi người thường có mức độ ê buốt là khác nhau. Nếu gặp phải tình trạng này. bạn nên liên hệ và tham khảo ý kiến bác sĩ để mua thuốc theo kê đơn của bác sĩ (nếu có) để giảm bớt đi đau nhức gặp phải.

Nhưng phương pháp cần mài răng để chụp mão sứ?

Thông thường, việc mài răng bọc sứ sẽ được áp dụng khi thực hiện một trong các dịch vụ dưới đây

+ Dán sứ Veneer: Đối với phương pháp này, bác sĩ thường chỉ mài đi một lớp mỏng trên bề mặt răng cho miếng sứ có thể dán cố định và chặt chẽ lên răng. Diện tích mài răng khi thực hiện phương pháp này là thấp nhất, hầu như không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến sức khỏe và ăn nhai sau khi thực hiện.
+ Bọc răng sứ: Tùy từng trường hợp mà khi bọc răng sứ, bạn sẽ cần mài nhiều hoặc ít để có thể chụp phần mão sứ lên toàn bộ bề mặt răng.
+ Làm cầu răng sứ: Việc mài răng đối với làm cầu răng sứ tương tự như bọc răng sứ. Tuy nhiên bạn chỉ cần mài 2 răng ở 2 bên khu vực bị mất răng để làm trụ, cố định phần cầu răng.

Mài răng có gây ảnh hưởng gì không? 

Tùy vào tình trạng răng ban đầu và mong muốn của khách hàng mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định mài răng cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo mức độ xâm lấn là ít nhất. Tuy nhiên, việc mài răng là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề tốt, có kinh nghiệm và cả tính tỉ mỉ để đem đến hiệu quả cho một ca mài răng. Do đó, khi quyết định bọc răng sứ, để không gây ra các biến chứng hay ảnh hưởng về sau, tay nghề bác sĩ chính là yếu tố hàng đầu bạn nên lưu ý.

Khi bắt đầu mài răng sứ, các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng mài một phần bề mặt răng. Việc này sẽ hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của răng khi bác sĩ kiểm soát tốt tỷ lệ bề mặt răng cần mài.

Ngược lại, nếu không may lựa chọn phải bác sĩ tay nghề kém hoặc nha khoa không uy tín, không trang bị được các thiết bị phù hợp thì rất khó để đảm bảo được mức độ an toàn và chính xác sau mài. Nếu mài quá ít, răng sứ bọc lên phần cùi răng thật có thể bị sai lệch hoặc rơi ra do không phù hợp kích thước. Nếu mài quá nhiều sẽ gây tổn thương đến tủy và ngà răng, dễ gặp phải ê buốt và đau nhức khi ăn uống và sinh hoạt.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau khi mài răng bọc sứ

Như đã đề cập ở trên, mài răng khi bọc răng sứ có thể gây đau nhức, ê buốt ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, mức độ đau nhức sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

+ Tình trạng răng thật
+ Trình độ, tay nghề của bác sĩ
+ Kỹ thuật mài răng
+ Cơ địa của từng người

Tình trạng răng thật

Nếu răng bạn ở trạng thái chắc khỏe khi mài răng đúng theo tỉ lệ cho phép thì trong và sau khi mài răng sứ bạn sẽ có thể không cảm thấy đau đớn hay ê buốt.

Nếu răng bạn gặp các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi,.. thì bắt buộc bạn cần điều trị dứt điểm trước khi mài răng và bọc răng sứ. Sau khi quá trình điều trị kết thúc, việc mài răng nếu đúng và chính xác trong mức cho phép, việc mài răng sẽ không gặp tình trạng đau đớn hay ê buốt

Ngược lại nếu răng bạn đã điều trị tủy hoặc sâu răng nặng cần điều trị tủy thì khi mài răng bọc sứ, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn không ê buốt hay đau nhức gì cả. Vì khi này, tủy răng bị hỏng đã được bác sĩ lấy ra và vệ sinh sạch sẽ, các dây thần kinh cảm giác trong răng cũng không còn nên bạn hoàn toàn không còn cảm giác với những chiếc răng này.

Trình độ, tay nghề của bác sĩ

Việc lựa chọn một bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong nghề thì sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng ê nhức khi mài răng. Và ngược lại, một bác sĩ chuyên môn kém thì khó có thể tránh được tình trạng đó. Răng bạn sẽ trở nên ê buốt, nhạy cảm hơn, việc mài răng không đúng có thể gây xâm lấn tủy răng, ngà răng. Từ đó khiến cho bạn dù đã bọc răng sứ sau mài vẫn gặp ê buốt kéo dài khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh.

Kỹ thuật mài răng

Tùy vào tình trạng răng mà tỉ lệ răng cần mài của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ mài cùi răng chỉ được phép trong khoảng từ 1,6 – 2 mm.

Trong nhiều trường hợp, nếu tỉ lệ mài cùi >2mm, các thiết bị được sử dụng để mà răng kém chất lượng sẽ dễ gây nên tình trạng tổn thương nướu hoặc tủy răng, tạo cảm giác đau đớn.

Đồng thời, nếu việc mài cùi răng với tỉ lệ quá sớm sẽ gây ảnh hưởng tới tủy răng, sau khi hết thuốc tê bạn sẽ gặp ê buốt và đau nhức kéo dài.

Như vậy, khi quyết định lựa chọn một nha khoa để mài răng bọc sứ, bạn cần tìm một nha khoa tân thủ theo 3 nguyên tắc sau:

+ Không mài cùi răng quá khoảng cho phép 1,6-2mm
+ Không mài xâm phạm phần tủy răng
+ Đường mài mịn, gọn sao cho mão sứ ôm sát vào cùi răng

Cơ địa của từng người

Mỗi người có một ngưỡng chịu đau khác nhau. Cùng một nha khoa, cùng một bác sĩ, cùng một quy trình hay tình trạng răng, bạn đều có thể cảm thấy ê nhức. Điều này phụ thuộc rất lớn vào cơ địa của từng người.

Ngoài những yếu tố nêu trên, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ đau khi mài răng sứ, chẳng hạn như:

+ Thuốc tê: Thuốc tê có tác dụng gây tê cục bộ, giúp giảm đau khi mài răng. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc tê cũng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
+ Tâm lý của bệnh nhân: Nếu bệnh nhân lo lắng, căng thẳng thì mức độ đau cũng có thể tăng lên.

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để giảm đau trước khi tiến hành mài răng. Tuy nhiên, thuốc tê có thể mất tác dụng sau một thời gian, vì vậy bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt nhẹ khi ăn nhai.

Cách giảm đau khi mài răng bọc sứ

Để giảm đau nhức sau khi mài răng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

+ Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
+ Sử dụng nước súc miệng có chứa chlorhexidine
+ Ăn uống thức ăn mềm, dễ nhai
+ Tránh ăn uống các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh

Những điều cần lưu ý khi bọc răng sứ

Lựa chọn nha khoa uy tín tại Hà Nội

Với rất nhiều các địa chỉ bọc răng sứ tại Hà Nội, nha khoa Hali vẫn khẳng định uy tín, chất lượng và được đông đảo khách hàng Thủ đô và các tỉnh lân cận lựa chọn.

Tại Hali Dental, khách hàng sẽ được điều trị bởi đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, thường xuyên được đạo tạo chuyên sâu trong và ngoài nước. Với kinh nghiệm chuyên sâu cùng sự tinh tế trong thẩm mỹ giúp bạn lựa chọn được dáng răng phù hợp nhất với gương mặt, cá tính.

Với quy trình điều trị bọc răng sứ khép kín, bài bản, khi đến đây khách hàng sẽ được tư vấn kỹ lưỡng, điều trị nhẹ nhàng, riêng tư. Vô khuẩn, vô trùng tuyệt đối trong điều trị nha khoa luôn được Hali Dental áp dụng trong quá trình điều trị, từ đó đảm bảo tránh lây nhiễm chéo.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ MESSENGER
    Địa chỉ